Nhà ga cổ nhất Đường sắt Việt Nam

4.5/5 - (82 bình chọn)

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, công trình nhà ga Hải Phòng ngày nay vẫn mang nhiều nét kiến trúc thuộc địa. Theo tìm hiểu, ga Hải Phòng là một trong 5 công trình nhà ga trên các tuyến đường sắt Việt Nam được xây dựng cách đây trên 100 năm, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ nét kiến trúc tiêu biểu từ thời Pháp thuộc, gồm: Hải Phòng, Đà Lạt, Huế, Nha Trang, Hà Nội. Trong đó, ga Hà Nội và ga Hải Phòng được đưa vào khai thác năm 1902 cùng tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Mặt trước công trình nhà ga chính vẫn giữ nguyên, các nét kiến trúc ban đầu khi xây dựng như ô văng cửa sổ, khung cửa chớp…, đặc biệt là chiếc đồng hồ phía trên cùng. Ông Đặng Tiến Mạnh, Trưởng ga Hải Phòng cho biết, toàn bộ kết cấu nhà ga 2 tầng, hoa văn, sàn gỗ tầng 2, cầu thang gỗ… của nhà ga gần như còn nguyên bản, chỉ một số nét hoa văn, hay mái tôn… bị hỏng, phải làm mới.

Theo các ảnh tư liệu được công bố về ga Hải Phòng xưa, có thể thấy nhà ga Hải Phòng ngày nay giữ được nhiều nét kiến trúc cũ. Chỉ có đài phun nước và bồn cây là được xây dựng mới sau này.

Ảnh tư liệu phía trong nhà ga Hải Phòng xưa

Phía trong nhà ga ngày nay, tuy có thay đổi các công trình phục vụ hành khách, tổ chức chạy tàu, nhưng cơ bản vẫn giữ được nét xưa. Ông Đặng Tiến Mạnh cho biết, nhà ga trúng bom Mỹ năm 1972, một bên dãy nhà 1 tầng bên phải bị san phẳng, sau xây lại thành nhà 2 tầng, không giữ được kiến trúc cũ. Tuy nhiên, với phần còn lại gồm nhà 2 tầng sảnh chính và dãy nhà phụ gần như vẫn giữ như cũ, chỉ cải tạo một số nội thất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay.

Dãy nhà phụ 2 tầng được xây lại phía bên phải, tuy không giữ được kết cấu cũ nhưng đường sắt cũng đã giữ các nét kiến trúc tương tự, từ ô cửa sổ trên tầng 2, cửa ra vào phòng làm việc tầng 1, cả màu vôi vàng và giàn hoa…
Dãy nhà phụ bên trái còn giữ nguyên kết cấu, kiến trúc và cả giàn hoa bằng nhôm đúc, hành lang lát đá xanh nguyên khối.
Bên trong phòng đợi tàu, cửa ra ga đi tàu, nhà ga cũng sơn sửa, trang trí các công trình nhỏ như lò sưởi thành các điểm chụp ảnh check-in thú vị.
Chiếc đồng hồ cổ hơn 100 năm, được gắn phía ngoài cửa phòng đợi, tiễn khách ra ga đi tàu
Chiếc đồng hồ cổ hơn 100 năm, được gắn phía ngoài cửa phòng đợi, tiễn khách ra ga đi tàu
Ga Hải Phòng hàng ngày đón, tiễn 4 đôi tàu, thu hút hàng nghìn hành khách

Viết một bình luận

0399 305 305

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)