Lịch sử Đường sắt Việt Nam

4.5/5 - (82 bình chọn)

Đường sắt Việt Nam – một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam – mở ra trang đầu tiên từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên rời Sài Gòn vào ngày 20-7-1885. Sau một năm, tuyến đường này mới thông tuyến hoàn toàn.

Đến năm 1897, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho mới chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của một số địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn đề xây dựng đường sắt trên toàn Đông Dương đã được đặt ra để nghiên cứu thực hiện. Đó cũng là mục tiêu lớn của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Theo biên bản phiên họp ngày 6-12-1897 của Hội đồng Tối cao Đông Dương, “Hội đồng đã quyết định thông qua kế hoạch tổng thể về đường sắt Đông Dương gồm:

    1. Tuyến đường sắt lớn từ Sài Gòn, chạy suốt Trung Kỳ, qua các tỉnh Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế đến Hà Nội nối tiếp với tuyến đường Hà Nội – Quảng Tây (Trung Quốc).
    1. Tuyến Hải Phòng – Hà Nội, chạy qua lưu vực Sông Hồng đến Vân Nam.
    1. Tuyến Sa na va khẹt (Lào) đến Quảng Trị.
    1. Tuyến Qui Nhơn – Kon Tum.
  1. Tuyến Sài Gòn – Phnompênh.

Tổng chiều dài các tuyến khoảng 3200 km.

Phiên họp ngày 14-9-1898, Hội đồng nhất trí ưu tiên xây dựng trước các tuyến đường:

    1. Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai
    1. Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc)
    1. Hà Nội – Nam Định – Vinh
    1. Đà Nẵng – Huế – Quảng Trị
    1. Sài Gòn – Khánh Hoà qua cao nguyên Langbian (Đà Lạt)
  1. Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ.

Kế hoạch xây dựng các tuyến đường này đươc Chính phủ Pháp thông qua bằng Luật ngày 25-12-1898. Theo Luật này, Toàn quyền Đông Dương được tạm ứng 200 triệu francs cho chi phí xây dựng. Ngay sau đó, các tuyến đường lần lượt được thi công” [1].

“          – Tuyến Hải Phòng – Hà Nội-Lào Cai: kết thúc và đi vào khai thác năm 1906

 Đoạn Hải Phòng-Hà Nội đi vào hoạt động ngày 11-8-1902;

 Đoạn Hà Nội-Việt Trì: 15-12-1903,

Đoạn Việt Trì – Yên Bái: 1-5-1904,

Đoạn Yên Bái  – Lào Cai: 1-2-1906,

– Tuyến Hà Nội – Vinh đi vào khai thác năm 1905:

Đoạn Hà Nội – Ninh Bình: 9-1-1903,

Đoạn Ninh Bình – Hàm Rồng: 20-12-1904,

Đoạn Hàm Rồng – Vinh:17-3-1905,

– Tuyến Đà Nẵng Huế – Quảng Trị:

Đoạn Đà Nẵng Huế: 15-12-1906,

Đoạn Huế-Quảng Trị: cuối năm 1908”[2].

Sau đó, các tuyến đường sắt khác (Đà Nẵng – Nha Trang, Sài Gòn – Nha Trang, Hà Nội Vinh…) tiếp tục được xây dựng. Hệ thống đường sắt Bắc – Nam hoàn thành vào tháng 10-1936.

Để bạn đọc có thêm thông tin về lịch sử cũng như các hệ thống đường sắt Việt Nam thời kỳ này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ và tư liệu hiện đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Tài liệu về đường sắt Đông Dương, trong đó có các tuyến đường sắt Việt Nam chủ yếu bằng tiếng Pháp và được lưu trữ ở các phông tài liệu sau:

  1.  Phông Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương (Inspection Général des Travaux publics de l’Indochine): 420 hồ sơ gồm các tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết kế và thi công các tuyến đường sắt.

Tài liệu chủ yếu liên quan đến:

– Tuyến Đà Nẵng – Nha Trang: gồm 113 hồ sơ. Tài liệu về tuyến đường này là các bản đồ án, bản vẽ thiết từ năm 1922 đến năm 1931.

“Năm 1921, Toàn quyền Đông Dương đưa ra một chương trình mới về xây dựng đường sắt Đông Dương. Quá trình nghiên cứu thiết kế tuyến đường này bắt đầu năm 1923 và kéo dài đến 1928. Đến 1931 tuyến đường này mới chính thức được xây dựng và hoàn thành năm 1936. Chiều dài tuyến đường là 550 km”[3].

– Tuyến Sài Gòn – Nha Trang – Langbian: gồm 280 hồ sơ về khai thác tuyến đường sắt và xây dựng ga Sài Gòn từ năm 1902đến  năm 1930.

“Việc xây dựng được tiến hành năm 1901 bằng đoạn Sài Gòn -TanLinh (Tánh Linh – Bình Thuận), dài 132 km. Tuy nhiên, phải đến 1908, đoạn này mới hoàn thành và bắt đầu đi vào khai thác. Chỉ đến 1913, cả tuyến mới đi vào hoạt động với chi phí xây dựng là 69 triệu francs”[4].

– Tuyến Hà Nội – Vinh: 7 hồ sơ về quá trình khai thác từ năm 1903 đến 1929.

Tuyến này dài 326 km chạy qua đồng bằng Sông Hồng gồm các đoạn Hà Nội – Ninh Bình, Ninh Bình – Sông Mã, Sông Mã – Vinh (Bến Thuỷ). Tuyến đường hoàn thành vào ngày 17-3-1905 với chi phí 43 triệu francs”[5].

– Các tài liệu khác liên quan đến xây dựng và khai thác khoảng 20 hồ sơ.

  1.  Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement Général de l’Indochine) : gồm 20 hồ sơ là các tài liệu hành chính về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam Sài Gòn – Mỹ Tho năm 1885 và cả tuyến Bắc Nam.
  2. Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Résidence Supériere du Tonkin): gồm 650 hồ sơ và là phông có số lượng hồ sơ lớn nhất liên quan tới quá trình xây dựng và hoạt động của đường sắt Việt Nam với nội dung chủ yếu là:

–                     Quy định chung về cảnh sát đường sắt Đông Dương;

–                     Hiệp ước về đường sắt Hải Phòng, Lào Cai – Vân Nam;

–                     Thống kê đường sắt Đông Dương;

–                     Xây dựng các tuyến đường sắt: Yên Bái – Lào Cai

–                     Ngân sách chi cho ngành đường sắt;

–                     Đầu thầu, khai thác đường sắt ở Bắc Kỳ;

– Báo cáo thương mại của Công ty Đường sắt Đông Dương Vân Nam và báo cáo của Hội đồng quản trị Công ty Đường sắt Đông Dương – Vân Nam về kết quả khai thác tuyến đường sắt Vân Nam trong từ 1913 đến 1931;

–                     Các thông tin về vé cước các loại;

–                     Các loại thuế v.v..

III. Phông Khu Công chính Bắc Kỳ (Circonscription territoriale des Travaux publics du Tonkin): gồm 70 hồ sơ và một số gói tài liệu chưa chỉnh lý liên quan đến xây dựng và khai thác đường sắt ở Bắc Kỳ với các nội dung chính:

–         Tổ chức lại khu Công chính Bắc Kỳ;

–         Xây dựng, sửa chữa các tuyến Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Lạng Sơn – Na Chàm, Hà Nội – Việt Trì (Phú Thọ), Hà Nội – Vân Nam;

–         Mở rộng ga Lào Cai, Hà Nội;

–         Hợp động vận chuyển bằng đường sắt của Công ty đường sắt Vân Nam;

–         Xây dựng cầu sắt, cầu cạn của các tuyến đường sắt;

–         Tổ chức thi nghề cho các thanh tra đường sắt năm 1941-1942;

–         Thiết lập một ngạch nhân viên cao cấp người Đông Dương cho nhân viên đường sắt;

–         V..v…

  1. Phông Công ty Hoả xa Đông Dương và Vân Nam (Compagnie française des Chemins de fer de l’Indochine et du Yunnam): gồm 84 m giá (khoảng trên 600 gói) tài liệu về hoạt động khai thác tuyến đường sắt Lào Cai – Vân Nam của Công Ty từ 1901 đến 1954. (Tài liệu chưa được chỉnh lý hoàn chỉnh).

Nội dung tài liệu tập trung chủ yếu về các vấn đề:

  1. Tổ chức Công ty

–         Văn bản thành lập Công ty,

–         Điều lệ, vốn, cổ phần và trái phiếu phát hành của Công ty,

–         Báo cáo, nghị quyết của các Đại hội cổ đông,

–         Lịch sử tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam.

  1. Báo cáo và công văn trao đổi

–         Báo cáo năm của Công ty 1945-1947

–         Tờ trình của Hội đồng quản trị Công ty

–         Các công văn, điện và tờ trình về các chuyến kinh lý của nhà cầm quyền Pháp và nhân viên cao cấp của Công ty 1906-1952.

  1. Khai thác tuyến

–         Thoả ước, tranh chấp và trọng tài liên quan đến khai thác tuyến đường sắt 1903 – 1952.

–         Nghiên cứu đánh giá về phương thức khai thác tuyến đường sắt 1918-1942,

–         Vận chuyển và vận hành các đoàn tàu: nguyên tắc, quy định và biểu giá vận chuyển hành khách, hàng hoá 1903-1954

  1. Tình hình tài chính của Công ty.

–         Các khoản vay, thanh toán các trái phiếu,

–         Quyết toán về khai thác 1903-1907, 1936-1954,

–         Bảng cân đối thu chi trong khai thác 1920 – 1940,

–         Tình hình quỹ của Công ty,

–         Tình hình ngân sách và dự toán ngân sách của Công ty 1937-1951.

  1. Thuế:

–         Thuế và các biểu thuế ở Bắc Kỳ,

–         Thuế và các biểu thuế ở Vân Nam,

–         Buôn lậu muối và thuốc phiện trên các chuyến tàu.

  1. Các tài liệu khác về

–         Tổ chức y tế ở Bắc Kỳ và Vân Nam,

–         Thống kê y tế, sức khoẻ của nhân viên

–         Quy chế nhân sự và các quy định về điều kiện lao động của nhân viên đường sắt,

–         Sửa chữa, xây dựng nhà ga, kho xưởng của Công ty

–         Tham gia khai thác tuyến đường sắt của các Công ty khác…

  1. Khối tư liệu tiếng Pháp:

Khối tư liệu gồm gần 100 đầu sách, báo liên quan đến đường sắt Đông Dương nói chung và đường sắt Việt Nam nói riêng trong thời kỳ thuộc địa.

Khối tư liệu gồm các ấn phẩm về:

  1. Các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định) về quản lý và khai thác đường sắt ở Đông Dương.
  2. Hợp đồng thi công và khai thác các tuyến đường sắt ở Đông Dương.
  3. Thống kê đường sắt Đông Dương từ 1912 đến 1943.
  4. Công báo đường sắt không nhượng [6]Đông Dương 1948-1954.
  5. Các bài viết trong tạp chí Đông Dương (Revue indochinoise) về đường sắt Việt Nam.

Tài liệu về xây dựng và khai thác các tuyến đường Việt Nam hiện còn tương đối đầy đủ gồm các bản thiết kế kỹ thuật và thi công cũng như tài liệu về quá trình khai thác các tuyến đường từ năm 1884 đến 1954. Những tài liệu này đem lại cái nhìn tổng thể về việc xây dựng cũng như khai thác đường sắt của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, các tuyến đường này vẫn đang được khai thác, góp phần quan trọng vào công cuộc Đổi Mới của đất nước. Do vậy, khối tài liệu này sẽ rất hữu ích cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình đường sắt cũng như việc nghiên cứu lịch sử ngành đường sắt Việt Nam.

Những tài liệu này thực sự có giá trị. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được nghiên cứu, khai thác nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần vì công chúng không được thông tin về nguồn tài liệu này. Do vậy, chúng tôi giới thiệu khối tài liệu này tới bạn đọc nhằm mục đích phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong đời sống.

Đỗ Hoàng Anh – Lê Huy Tuấn

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 

Viết một bình luận

0399 305 305

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)