Ga Chí Chủ là một nhà ga xe lửa tại huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Nhà ga là một điểm của đường sắt Hà Nội – Lào Cai và nối với ga Phú Thọ với ga Vũ Ẻn.
Ga Chí Chủ được xây dựng vào năm 1902, là một trong những nhà ga đầu tiên của tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Nhà ga có kiến trúc cổ kính, mang đậm phong cách Pháp. Mặt tiền ga được xây bằng gạch, mái ngói đỏ, hai bên là hai dãy nhà ga cấp hai. Bên trong ga có phòng chờ, phòng bán vé, nhà vệ sinh.
Hiện nay, ga Chí Chủ phục vụ cho hành khách đi tàu từ Chí Chủ hoặc các huyện lân cận đến các tỉnh thành có ga tàu tại Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mỗi ngày có 2 chuyến tàu dừng tại ga Chí Chủ, một chuyến đi Hà Nội và một chuyến đi Lào Cai.
Ga Chí Chủ là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn của huyện Thanh Ba. Du khách đến đây có thể tham quan kiến trúc cổ kính của nhà ga, mua vé tàu đi thăm quan các địa danh nổi tiếng của Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Số điện thoại Ga Chí Chủ
- Tổng đài bán vé Ga Chí Chủ và các ga khác trên toàn quốc: 1900 636 212
- Số điện thoại bán vé Ga Chí Chủ: 0941 302 302
- Số điện thoại phòng vé Ga Chí Chủ: 0210 7 305 305
- Số điện thoại giải đáp thắc mắc ga Chí Chủ: 0210 3 820 322
Thông tin về địa chỉ, vị trí, giờ tàu, số điện thoại ga Ga Chí Chủ tại đây sẽ giúp bạn đặt vé tàu dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Có nhiều cách để mua vé tàu đi hoặc đến Ga Chí Chủ như mua qua điện thoại, đặt trực tuyến qua website bán vé tàu Ga Chí Chủ, đến tận Ga Chí Chủ mua vé. Tuy nhiên cách đặt vé đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất vẫn là đặt vé tàu hoả qua điện thoại.
Vị trí Ga Chí Chủ
Ga Chí Chủ có địa chỉ: Thôn Chí Chủ, xã Chí Chủ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
GIỜ TÀU GA CHÍ CHỦ
Tàu | Ga Đầu | Ga kế Trước | Giờ Đến | Giờ Đi | Thời gian Dừng | Ga tiếp sau | Ga cuối |
---|---|---|---|---|---|---|---|
YB3 | Hà Nội | Phú Thọ | 09:27 | 09:29 | 2 phút | Vũ Ẻn | Yên Bái |
YB4 | Yên Bái | Vũ Ẻn | 15:59 | 16:01 | 2 phút | Phú Thọ | Hà Nội |
Ga Chí Chủ nhận vận chuyển hàng hoá đi Sài Gòn, Hà Nội và các ga khác trong hệ thống đường sắt Việt Nam.
Ga Chí Chủ cách ga Hà Nội 110 km.
Lễ hội truyền thống đặc sắc ở đất tổ Phú Thọ
Là vùng đất của các di tích lịch sử, văn hóa, đất Tổ Phú Thọ cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân gian.
Các lễ hội truyền thống Phú Thọ
Lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Phú Thọ, chúng được tổ chức nhằm tôn vinh các anh hùng có công dựng nước, giữ nước qua các đời vua, các anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ. Dưới đây là một vài lễ hội tiêu biểu:
1. Hội Đào Xá
Lễ hội Đào Xá hay còn gọi là lễ hội rước voi được tổ chức trong 3 ngày. Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng Giêng, địa điểm là xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Phần đầu tiên của lễ hội phải kể đến tưởng nhớ công đức Thành hoàng làng – Hùng Hải Công. Và Tam vị Đại vương – có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa.
Tiếp đó là lễ rước voi với sự tham gia gia của 120 người rất long trọng có đủ ban nhạc, rước kiệu, ban tế, dân làng. Phần hội bao gồm các trò chơi gắn liền với phong tục tập quán của địa phương. Trong đó thổi cơm là phần thi hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem, phần nhiều bởi người thi phải trải qua các công đoạn giần, sàng trước khi nấu cơm.
Lễ hội truyền thống Phú Thọ này phản ánh những giá trị lịch sử. Những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân vùng đất Tổ. Đây là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, dựng làng. Cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, dân an, nước thịnh.
2. Hội đền Mẫu Âu Cơ
Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức trong ba ngày. Bắt đầu từ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ chính được tổ chức trong ngày “tiên giáng” mùng 7. Trong năm còn có các ngày lễ khác như 12 tháng ba, 13 tháng tám, ngày “tiên thăng” 25 tháng chạp. 8h sáng ngày 6 tháng giêng người dân đổ về xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Để xem khai hội đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí đậm đà bản sắc dân tộc.
Phần lễ diễn ra từ 8h sáng mùng 7 tháng giêng với hai nội dung chính là rước kiệu vào đền Mẫu và tế Mẫu. Đây là nội dung rất đặc sắc, được tiến hành theo đúng nghi lễ truyền thống lễ hội ở Phú Thọ. Đậm nét tâm linh và đặc trưng văn hóa Việt.
3. Hội Bạch Hạc
Diễn ra từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng hàng năm tại đền thờ Thổ Lệnh Đại Vương xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, hội Bạch Hạc. Được tổ chức nhằm suy tôn Thổ lệnh Đại Vương. Trong khuôn khổ lễ hội, nhiều cổ tục được nhắc lại. Trong đó đáng chú ý là cuộc thi đua thuyền trên sông Lô và chơi cờ bỏi. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày cuối lễ hội có lễ hạ còn và cướp còn cầu may.
Tục cướp còn diễn ra trong thời kỳ hội mồng ba tháng giêng là thú vui đặc biệt của dân làng. Vào ngày này ngay cả dân chúng các xã lân cận cũng kéo nhau tới đây để xem và đôi khi cũng tham dự cuộc cướp cầu. Nhìn chung các trò chơi và tế lễ không khác gì ở những ngày hội xuân, hội Thu khác miền Bắc.
4. Hội chọi trâu Phù Ninh
Hội chọi trâu Phù Ninh đã có từ lâu đời. Lễ hội truyền thống Phú Thọ này được tổ chức nhằm tưởng nhớ vua Hùng theo tích xưa. Vua Hùng đi săn qua xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã diệt hai con hổ đang đánh nhau. Thời gian diễn ra là 12/2 âm lịch.
Hàng năm, tất cả 4 làng: Cão, Phú Mãn, Ngọc Trù, Ngọc Khôi, mỗi làng mua một con trâu cà đen tuyền. Khi mua phải xin âm dương, nếu thánh ứng mới trả tiền. Trâu mua rồi, sẽ có người trở thành “ông cầu” được cử ra nuôi, chăm sóc rất công phu. Sẽ có 32 trâu chọi thi đấu đối kháng từng cặp. Sau hội chọi, trâu thua được mổ tế thần cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Khi cúng lễ xong mọi người tập trung ăn uống ngay ở chợ.
5. Hội phết Hiền Quan
Hội phết diễn ra tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ vào ngày 12 – 13/1 âm lịch, trong đó hội chính vào ngày 13. Lễ nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương. Người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Từ đó là dịp để nhân dân ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc. Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Lễ hội phết Hiền Quan gồm bốn phần: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết (đánh cầu gỗ bằng gậy cong ở đầu). Các cuộc thi dân gian cũng được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội. Như nấu cơm, làm bánh dầy hay cướp phết là phần vui nhất và cũng quyết liệt nhất. Có 6 quả Phết và 3 quả Chúi để những người tham gia lễ hội cùng giành lấy. Hai thứ này được làm từ củ tre sơn đỏ, trong đó quả Phết có đường kính khoảng 6–7 cm và quả Chúi nhỏ hơn, khoảng 4–5 cm. Người dân quan niệm rằng nếu ai giành được quả Phết và Chúi hay chỉ chạm được tay vào trong đúng lễ hội truyền thống Phú Thọ này là cả năm sẽ rất may mắn.
6. Hội Trò Trám
Cứ mỗi độ Xuân về, nhằm ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, du khách đổ về phường Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ để tham gia lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. Đây là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt suy tôn thần bản thổ.
Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng để thực hiện nghi lễ cầu sinh thực khí. Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ – Nường) của tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng khởi nguyên và sơ khai của các tộc người trên trái đất, trong đó có dân tộc Việt. Ngoài ra trong khuôn khổ hội Trò Trám, nam nữ cũng tham gia hát giao duyên, rước lúa thần, đánh cá thờ đêm, đánh trận giả.|
7. Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Phú Thọ cũng như các lễ hội của dân tộc Việt Nam. Dịp Giỗ Tổ thiêng liêng được tổ chức từ ngày 8 – 11/3 âm lịch. Trong đó ngày 10 là chính hội. Những ngày này, nhân dân khắp nơi đổ về núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì cùng nhau tưởng nhớ các Vua Hùng. Ngoài ra, đây cũng là dịp hội tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống. Là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.
Cùng vào lúc diễn ra lễ hội dâng hương tại đền Hùng ở Phú Thọ còn có lễ dâng bái tại đền Hùng ở TP Hồ Chí Minh. Đền Hùng ở Nha Trang và nhiều địa phương khác. Tuy nhiên lễ hội đặc sắc tại đất Tổ vẫn luôn nhộn nhịp, thu hút đông đảo người tham gia nhất.
Ga Chí Chủ có trông giữ xe qua đêm không?
Ga Chí Chủ có nhận trông giữ xe qua đêm không là thắc mắc của nhiều hành khách khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân ra ga để đi tàu.
Tuy nhiên, hiện tại trong khuôn viên ga Chí Chủ không nhận giữ xe qua đêm, vì khuôn viên nhà ga quá chật. Hành khách có thể gửi xe ở các bãi giữ xe xung quanh ga. Giá giữ xe dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/xe/đêm.
Một số bãi giữ xe tư nhân gần ga Chí Chủ:
- Bãi giữ xe Quốc lộ 32A: Nằm ngay cạnh ga Chí Chủ, nhận giữ xe máy và ô tô. Giá giữ xe máy là 20.000 đồng/xe/đêm, giá giữ xe ô tô là 50.000 đồng/xe/đêm.
- Bãi giữ xe nhà văn hóa xã Chí Chủ: Nằm cách ga Chí Chủ khoảng 500 m, nhận giữ xe máy. Giá giữ xe máy là 20.000 đồng/xe/đêm.
- Bãi giữ xe trường mầm non Chí Chủ: Nằm cách ga Chí Chủ khoảng 1 km, nhận giữ xe máy. Giá giữ xe máy là 15.000 đồng/xe/đêm.
Liên hệ đại lý bán vé tàu ga Chí Chủ
Đại lý bán vé tàu tại Phú Thọ chuyên cung cấp vé tàu cho các chặng đi và đến Ga tàu Chí Chủ qua hệ thống đặt vé trực tuyến và qua điện thoại.
Đặt vé nhanh, thanh toán đa dạng và dễ dàng khi mua qua đại lý bán vé tàu ga tàu Chí Chủ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức.
Gọi ngay 0210 7 305 305 – 1900 636 212 hoặc mã vùng + 7 + 305 305 ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.