Hành trình trên đất Ninh Thuận

4.5/5 - (82 bình chọn)

Hồi mới Nam tiến, tôi có quen và chơi thân với người bạn gốc 3 đời ở Thủ Đức. Nó có vợ con sớm, con gái theo gen bố mẹ nên mới ngoài 20 đã tính chuyện “chống lầy”.

Cuối tuần rồi gặp, nó kêu phải ra quê chàng rể xem thế nào để biết đường tính. Thường nhà trai phải ghé nhà gái trước chứ ai lại làm ngược? tôi hỏi. Thì ra thằng rể tương lai là người dân tộc Chăm, quê ở Ninh Thuận, bạn học của con gái. Sợ con gái ra Ninh Thuận làm dâu xa nhà và không quen với văn hoá, lối sống người Chăm. Lại muốn “bắt rể” nên muốn tìm hiểu “giống” ra sao (kiểu “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”).

Di chuyển bằng tàu hỏa
Di chuyển bằng tàu hỏa

Sẵn lời mời, cũng đang dịp rảnh việc nên tôi đồng ý đi “tiền trạm” với nó. Sợ tôi đổi ý, nó gọi điện đặt vé tàu đi Tháp Chàm (tôi còn chưa kịp “xin phép vợ”). Tại sao vợ chồng mày gốc Sài Gòn “xịn” mà rành vụ tàu xe vậy? Tôi lại ngạc nhiên hỏi. Vợ chồng tôi là dân “phượt” chính hiệu, mỗi khi có dịp là lên đường, nó thủng thẳng trả lời. Trước đây đi bằng xe khách hoặc xe máy vì thuận tiện, nay tàu cũng rất tiện và an toàn. Việc mua vé tàu giờ cũng không còn phải chạy ra ga như trước. Ngồi nhà lên web hoặc gọi điện cho Tổng đài bán vé tàu hoả 1900 636 212 là mọi việc coi như xong. Tàu bây giờ sạch sẽ, thoải mái, đúng giờ và có dịch vụ tốt nên luôn được “ưu tiên”.

Vé tàu điện tử khi đặt qua Tổng đài 1900 636 212
Vé tàu điện tử khi đặt qua Tổng đài 1900 636 212

 

Chúng tôi lên tàu SNT2 tại ga Sài Gòn lúc 20g, theo lịch đến ga Tháp Chàm lúc 03g. Đúng như nó nói, tàu bây giờ nhìn sạch, đẹp, gọn gàng. Toa ngồi có ghế rộng và thoáng, toa giường nằm nệm êm, gas, gối và mền mềm mại, sạch sẽ, khu vệ sinh sạch, đầy đủ thiết vòi xịt, giấy vệ sinh… như khách sạn. Lên tàu, nói chuyện một lúc thì ông bạn ngủ. Tôi không ngủ được, phần vì không quen, phần vì mãi ngắm hình ảnh lướt qua bên ngoài cửa sổ. Hình ảnh làng quê yên bình, bàng bạc dưới ánh trăng làm tôi nhớ hình ảnh đàn trâu dưới ánh trăng bên dòng sông ở khu rừng trung du trong câu chuyện “Rừng Đêm”. (của nhà văn Nguyễn Quỳnh).

Tàu gần tới ga Tháp Chàm, tôi gọi ông bạn dậy để chuẩn bị xuống tàu.

Đến ga Tháp Chàm
Đến ga Tháp Chàm

Tới ga, chàng rể và đứa em nó đã đứng chờ sẵn. Tôi và ông bạn lấy 1 xe máy tự đi kiếm chỗ ăn khuya và ngắm cảnh đêm phố phường. Chàng rể chở em về nhà, hẹn khoảng 10 giờ sẽ ghé chơi.

Chúng tôi tới tiệm bánh canh chả cá trên đường Ngô Gia Tự, kêu 2 tô lớn. Tô bánh canh ngút khói, sợi bánh dẻo, dai vừa phải, Chả cá chiên thơm với nước lèo ngọt thanh. Sau khi yên tâm với cái dạ dày, chúng tôi lên xe lang thang ngắm cảnh phố phường. Đây là vùng đất có khí hậu khô hạn nhất Việt Nam với lượng mưa hàng năm chỉ từ 700-800mm. Tuy nhiên vào ban đêm, gió từ biển thổi vào nên không khí khá thoáng, mát.

Chúng tôi đi qua khu thắng cảnh núi Đá Chồng nổi tiếng của Ninh Thuận. Ngọn núi với những hòn đá chồng lên nhau, nằm giữa cánh đồng, khu dân cư và dòng sông Nại. Núi có hình đáng khá đặc biệt, tựa như đầu con chim Phụng đang trầm mặc quan sát Đầm Nại.

Núi đá chồng Ninh Thuận
Núi đá chồng Ninh Thuận

Qua Sắc Tứ Kim Sơn Tự cổ kính, uy nghiêm dựa lưng vào núi đá, mặt hướng ra Đầm Nại. Mới sáng sớm tinh mơ, qua chùa đã nghe tiếng gõ mõ cầu kinh làm nhẹ lòng người qua đường.

Chúng tôi ra biển Ninh Chữ, đi qua cầu Tri Thủy và Ninh Chữ bắc qua sông Nại thơ mộng. Khu vực Ninh Chữ có đường xá rộng rãi. Chúng tôi ghé quán bên bờ biển, nhâm nhi cafe, ngắm nhìn mọi người tập thể dục và tắm biển. Mặt trời ló rạng, soi sáng một góc biển, thấp thoáng những con thuyền đánh cá dưới tia nắng. Cảnh sắc đẹp nao lòng như lời chào nồng nhiệt du khách phương xa, mọi mệt mỏi đều tan biến.

Ninh Chữ có bờ biển bằng phẳng hình bán nguyệt, bãi Cát dài và thoải dần, nước biển trong xanh quanh năm sóng vỗ, không khí trong lành và đặc biệt, người dân ở đây rất thân thiện và chân thành.

Mặt trời lên cao, chúng tôi trở về với việc chính của chuyến đi là ghé thăm nhà chàng rể. Nhà chú rể là một đại gia đình người Chăm, sống rất lâu đời ở vũng đất này. Trong khuôn viên rộng với hàng rào cây bao quanh là 3 ngôi nhà gỗ lợp ngói kiểu âm dương quay mặt vào nhau tạo thành hình chữ U, ở giữa là khoảng sân rộng. Trong nhà bài trí đơn giản và quy cũ, gọn gàng. Họ rất có ý thức trong việc giữ gìn phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Gia đình theo đạo Bàlamôn. (ở Ninh Thuận đa phần người Chăm theo đạo Bàlamôn).

Bàlamôn là tôn giáo được hình thành và phát triển bởi cộng đồng người Chăm từ thời cổ đại, tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Theo Đạo Bàlamôn, Bàlamôn là thần tối cao, người sáng tạo và cai quản mọi sự vụ trong vũ trụ. Họ tin rằng Bàlamôn có khả năng kiểm soát cả thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và con người. Họ tôn trọng và tưởng nhớ các vị thần và linh hồn của tổ tiên. Lễ hội và nghi lễ đóng vai trò quan trọng trong đạo Bàlamôn. Các buổi lễ được tổ chức vào các dịp lễ hội quan trọng, như Lễ Hội Kate, Lễ Hội Rija Nugar và Lễ Hội Ramawan. Trong các buổi lễ, họ thường cúng tế, diễu hành, nhảy múa và biểu diễn các nghi lễ truyền thống.

Ở Ninh Thuận, người Chăm vẫn duy trì chế độ Mẫu hệ. Người phụ nữ là người chủ gia đình (thật sai lầm vì chúng tôi không để vợ đi cùng).

Ngoài những câu chuyện về gia đình, cuộc sống và dự định sắp tới. Chúng tôi còn tìm hiểu về đời sống văn hoá, những phong tục, tập quán của Nhà trai.

Qua câu chuyện, tôi được biết Tháp Chàm từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ. Vương quốc Champa chạy dài từ mũi Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Biên Hòa. Bao gồm 4 tiểu vương quốc : Amaravati (Quảng Bình đến Quảng Ngãi) – Vijaya (Bình Định – thành Đồ Bàn) – Kauthara (khu vực Phú Yên, Khánh Hoà) và Panduranga (Phan Rang, Phan Rí).

Sau khi dùng buổi trưa với gia đình, chàng rể dẫn chúng tôi đi tham quan Tháp Pôklông Garai. Đây cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Từ xa, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh tháp Pôklông Garai với màu đỏ gạch đặc trưng, nổi bật giữa nền trời xanh biếc. Bước vào tháp, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những hoa văn điêu khắc tinh xảo trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái. Mọi thứ hầu như nguyên vẹn sau bao thăng trầm của thời gian và sự tàn phá khắc nghiệt của khí hậu. Vẻ đẹp bí ẩn, rêu phong, hoài cổ của mỗi ngôi tháp để lại trong tôi hình ảnh khó phai.

Sau khi tham quan Pôklông Garai, chúng tôi ghé làng gốm Bầu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Đây được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm ở đây mộc mạc, giản dị như bản chất ngay thẳng, thật thà, chất phác của người dân.

Làng gốm Bầu Trúc
Làng gốm Bầu Trúc

Gốm ở đây được làm hoàn toàn thủ công dưới đôi bàn tay người thợ (chủ yếu là phụ nữ). Nó có vẻ đẹp rất riêng, đậm chất văn hóa, tín ngưỡng dân tộc Chăm. Mỗi sản phẩm khi ra lò luôn là “độc bản”, dù có cùng chủng loại sản phẩm nhưng không có chiếc nào giống y hệt chiếc nào. Chúng luôn có sự khác biệt nhất định, phụ thuộc vào sức khỏe, cảm xúc nhất thời của người thợ. Nguyên liệu làm gốm là đất sét mịn tự nhiên chỉ có ở triền sông Quao chảy quanh làng. Đất sét được trộn với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ bí truyền của làng nghề. Người thợ không sử dụng bàn xoay như ta thường thấy, họ vừa đi giật lùi vòng quanh chiếc trục gốm đặt khối đất sét, vừa đều tay xoa vuốt. Sản phẩm càng cầu kỳ, càng nhiều chi tiết hoặc kích cỡ càng lớn thì thời gian đi giật lùi càng nhiều.

Bên cạnh Bầu Trúc là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp. Đây được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm. Các sản phẩm cũng được làm hoàn toàn thủ công, truyền từ đời này sang đời khác bằng kiểu “mẹ truyền con nối”. Phụ nữ làm nhiệm vụ chính dệt vải, đàn ông sẽ nhận trách nhiệm cắt may thành sản phẩm.

Nguyên liệu chính là cây bông vải được trồng tại chính địa phương. Trải qua nhiều công đoạn như tách hạt, se sợi, cuộn, ngâm, dập, nhuộm, hồ, chải, đánh bóng rồi phơi… Trong đó khâu nhuộm được coi là quan trọng nhất, nó đòi hỏi kinh nghiệm, thẩm mỹ cao để pha màu sao cho đa dạng mà vẫn hài hòa. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp có màu đen là màu chủ đạo, màu nền cho tấm vải. Tất cả các màu đều được làm từ lá, vỏ cây rừng. Màu đen từ lá cây Chùm Bầu ngâm bùn non, màu đỏ từ mủ cây Cánh Kiến, màu xanh từ lá và vỏ cây Tràm…

Chiều muộn, chúng tôi trở về sau khi mua một số sản phẩm gốm và khăn, túi xách làm quà.

Bữa cơm tối với gia đình, chúng tôi bắt đầu bàn về kế hoạch sắp tới của bọn trẻ cũng như những dự định trong tương lai.

Cổng vào ga Tháp Chàm
Cổng vào ga Tháp Chàm

Gần 21g, chúng tôi chào chủ nhà để về lại thành phố. Tàu SNT1 đón chúng tôi tại ga Tháp Chàm lúc 21h10’. Trên tàu, chúng tôi bàn luận sôi nổi về vùng đất Phan Rang – Tháp Chàm. Trước đây, tôi cứ nghĩ đây là vùng đất khô cằn sỏi đá, con người thô kệch, quê mùa. Qua tiếp xúc, tìm hiểu về vùng đất và con người nơi đây đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi. Bạn tôi cũng rất vui vì nhìn thấy ở chàng rể một chiều sâu văn hoá, một nhân cách tốt. Bắt đầu suy tính về cuộc sống của con gái ở vùng đất Phan Rang – Tháp Chàm. Tất nhiên, quyết định là ở mấy đứa nhỏ và bà vợ, nó chỉ là người “tư vấn” cho vợ thôi.
Tàu đến ga Sài Gòn lúc 3g30’.

Chúng tôi chia tay nhau với rất nhiều dự định về một đám cưới sắp diễn ra.

Phòng bán vé tàu hỏa

Viết một bình luận

0399 305 305

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)