Chuyến tàu về Lạng Sơn – Nơi dòng sông chảy ngược

4.5/5 - (83 bình chọn)

Hồi nhỏ, xóm tôi có đặt mua báo Thiếu niên tiền phong cho thiếu nhi đọc. Chúng tôi cứ háo hức chờ đến ngày báo ra để đọc, bàn luận về các bài báo, nhất là các câu đố, bài toán hay dự đoán diễn biến tiếp theo của các câu chuyện dài kỳ.

Thời đó, chúng tôi say mê, hồi hộp dõi theo các cậu bé trong truyện tranh “chú bé giao liên”. Câu chuyện kể về cuộc sống các cậu bé ở Lạng Sơn thời kỳ Trung Quốc chiếm đóng năm 1979. Các bạn tham gia cứu giúp mọi người và làm giao liên cho bộ đội. Qua câu chuyện, tôi hình dung sự ác liệt, tàn phá của chiến tranh, khâm phục “chú bé giao liên”. Các bạn bất chấp hiểm nguy của một thành phố bị chiếm đóng và đổ nát để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tôi cứ ao ước một lần đến với Lạng Sơn, gặp các bạn giao liên trong câu chuyện.

Thế nhưng, câu chuyện dần đi vào dĩ vãng, “chú bé giao liên” nhanh chóng bị lãng quên.

Vừa rồi, tôi có dịp ngồi nói chuyện với ông bạn sinh viên quê Lạng Sơn lâu không gặp. Thời điểm đó, báo đài thường đưa tin kỷ niệm 40 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc. Chúng tôi cũng nói về cuộc chiến, về “chú bé giao liên”. Thì ra, bạn tôi cũng là một thành viên trong đội quân giao liên thời kỳ đó. Nó say sưa kể về cuộc sống thời chiến, về công việc giao liên của mình, về những mất mát hy sinh của người dân quê nó. Câu chuyện làm tôi sống lại thời kỳ háo hức chờ đợi báo ra để đọc “chú bé giao liên”.

Ga Lạng Sơn
Ga Lạng Sơn

Vừa rồi có việc ra Bắc, xong việc tôi quyết định lên Lạng Sơn, thực hiện ao ước hồi nhỏ. Tôi gọi Tổng đài bán vé tàu hoả 1900 636 212, mua vé tàu ĐĐ5 xuất phát ở ga Gia Lâm 7h29. Tàu ĐĐ5 tuy không tiện nghi như các đoàn tàu SE tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh nhưng cũng sạch sẽ và gọn gàng, tàu tới ga Lạng Sơn lúc 11h20.

Tới nơi, tôi tìm thuê phòng ở một khách sạn nhỏ gần ga. Buổi chiều, thuê chiếc xe máy ở khách sạn để tự mình khám phá vùng đất này.

Thành phố Lạng Sơn nằm gần biên giới (cách cửa khẩu Hữu Nghị 17km), khá khang trang, quy cũ. Lạng Sơn còn được du khách thập phương nhớ đến với cái tên – “Nơi dòng sông chảy ngược”. Dấu tích cuộc chiến ác liệt năm xưa hầu như không còn. Giao thương kinh tế Việt – Trung ngày càng phát triển, Lạng Sơn trở thành đấu mối quan trọng, sầm uất.

Điểm đầu tiên tôi ghé là chợ Kỳ Lừa, một trong những nơi buôn bán tấp nập của Lạng Sơn. Ngôi chợ có từ thế kỷ XVII, phục vụ cho cư dân hai nước Việt – Trung giao lưu buôn bán. Tại đây, ngoài các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc là vải thổ cẩm, sản vật và ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số xứ Lạng. Tham quan một vòng tôi mua được mấy cái túi vải thổ cẩm làm quà cho chuyến đi.

Rời Kỳ Lừa, tôi ghé chợ Đông Kinh, là “thiên đường mua sắm” lớn nhất của thành phố Lạng Sơn. Chợ được xây dựng khang trang, gồm 3 tầng: Tầng 1 kinh doanh các mặt hàng điện tử, tầng 2 là hàng tạp hóa, còn tầng 3 là nơi tập trung các quầy hàng thời trang. Hàng hóa ở đây vô cùng đa dạng, phong phú, giá thành rẻ.

Sáng hôm sau, tôi ghé thăm Thành nhà Mạc, một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Đây là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách đến khám phá và tìm hiểu về lịch sử.

Vương triều Nhà Mạc là một trong những triều đại phong kiến lớn của Việt Nam. Nhà Mạc cai trị phần lớn Bắc bộ trong giai đoạn 1533-1592 (từ Ninh Bình ngày nay trở ra, từ Thanh Hóa trở vào là các thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê nắm giữ). Năm 1592, Nhà Mạc bị quân đội Lê-Trịnh đánh bại. Nhà Mạc rút về vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để tiếp tục cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, Mạc Kính Cung (một quý tộc của nhà Mạc) đã tổ chức đắp thành ở núi Vệ Sơn – Đông Kinh. Thành được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc.

Thành nhà Mạc
Thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc hiện chỉ còn lại đoạn tường dài 300m với những khối đá lớn phủ đầy rong rêu. Đứng trên cổng thành ngắm nhìn toàn cảnh núi non trùng điệp, phố phường sầm uất. Nhìn sang biên giới Việt – Trung, tôi trầm ngẫm nghĩ về những thăng trầm của vương triều Mạc. Những tranh giành giữa các triều đại phong kiến, những cuộc chiến chống lại các thế lực Phương Bắc.

Ghé thăm Hòn Vọng Phu. Nghĩ về nàng Tô Thị bồng con chờ chồng, về cuộc sống của người phụ nữ xưa vùng biên viễn. Nghỉ về vùng đất địa đầu Tổ Quốc, nơi chứng kiến những cuộc chiến chống ngoại xâm của Ông Cha. Hòn Vọng Phu như một biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của phụ nữ Việt Nam. Đứng dưới chân núi nhìn lên Nàng Tô Thị, tôi như nghe đâu đây các câu ca bi hùng trong bản trường ca “Hòn Vọng Phu” của nhạc sĩ Lê Thương.

Theo người dân nơi đây, tượng đá nàng Tô Thị bị đổ sụp đổ ngày 27/7/1991. Xung quanh chuyện này là lời đồn thổi về việc người dân phá Nàng Tô Thị, lấy đá nung vôi. Tuy nhiên, người dân sống lâu đời ở đây nói : “Không có ai phá cả, trời mưa núi lở là chuyện bình thường”. Sau sự cố, chính quyền đã phục chế lại Nàng Tô Thị giống như nguyên mẫu tại vị trí cũ.

Tôi ghé thăm Ải Chi Lăng, một cửa ải nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Địa danh đặc biệt gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược của dân tộc Việt Nam,gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự tài năng như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi …

Ải Chi Lăng có quy mô rất hoành tráng với chiều dài lên tới 20km, phía Tây được bao bọc bởi núi đá Cai Kinh, phía đông là dãy núi đất Thái Họa – Bảo Đài, tạo thành thế hiểm trở.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 1982 Nhà nước đã cho xây dựng Tượng đài chiến thắng và Bảo tàng Chi Lăng nhân kỷ niệm 555 năm chiến thắng Chi Lăng 1427.

Chiến thắng Chi Lăng 1427 là trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Đạo quân chủ lực của nhà Minh do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy gồm gần 10 vạn người kéo sang để dẹp khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Quân Lam Sơn đã đánh cho tan tành, Liễu Thăng bị chém chết, đạo quân cứu viện hùng hậu bị hoang mang, suy sụp, mất sức chiến đấu và thua trận.

Tới đây, tôi cứ như nghe văng vẳng lời răn dạy con khi Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan.
Thăm động Tam Thanh, động tự nhiên nổi tiếng ở xứ Lạng ẩn mình trong núi đá vôi. Tôi leo lên 30 bậc đá thì tới cửa động, nằm ở lưng chừng núi. Bên trong là những lớp thạch nhũ với hình thù đa dạng, sinh động như cây Ngô Đồng, Tiên Ông… Cùng vòm động cao, thoáng đãng.

Vào sâu trong động là hồ Âm Ty, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của hồ nước trong vắt, không bao giờ cạn. Ở đây còn có nhiều kiệt tác thiên nhiên khác như cửa thông thiên, cổng trời… Vô cùng đẹp và huyền ảo.

Chùa Tam Thanh nằm ngay bên trong động, ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lê. Ngôi chùa lưu trữ nhiều văn bia phong phú, có giá trị cùng hệ thống tượng thờ đồ sộ. Tượng Phật A Di Đà tạc nổi trên vách động theo thế đứng trong hình lá đề với. Phong cách nghệ thuật của chùa theo kiểu thời Lê – Mạc thế kỷ thứ 16.

Kết thúc một ngày tham quan TP. Lạng Sơn, tôi ghé quán ăn gần khách sạn, thưởng thức món phở chua. Không giống như món phở ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh mà tôi hay ăn, phở chua có lẽ chỉ có ở Lạng Sơn. Phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn 10 loại nguyên liệu đặc biệt. Như: bánh phở, khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ quay xá xíu, lạp xưởng, bột chao, đậu phộng, dưa chuột cùng các loại rau thơm… Phở chua có giòn, bùi của khoai, đậu phộng, vị ngậy của thịt xá xíu, cay của ớt, lại man mát của miếng dưa chuột, chua dịu của nước dùng, cay của măng ớt gia giảm. Đây là lần đầu tôi được thưởng thức món phở chua, một món ăn mang đậm bản sắc Lạng Sơn.

Phở chua Lạng Sơn
Phở chua Lạng Sơn

Còn nhiều điểm ở Lạng Sơn mà tôi muốn ghé thăm. Như Đỉnh núi Mẫu Sơn, Cửa khẩu Hữu Nghị, Hang Gió, Làng sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên… Nhưng do thời gian không cho phép. Hy vọng rằng sẽ quay lại với xứ Lạng một ngày không xa.

Ký sự tàu hỏa số 4

Viết một bình luận

0399 305 305

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)